KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA

TĂNG TỶ LỆ ĐẬU TRÁI TRÊN XOÀI

I. Đặc tính ra hoa của cây xoài

Do xoài có đặc tính ra hoa trên những chồi nhất niên (tức là chồi ra năm nào thì ra hoa năm đó), do đó muốn xoài ra hoa tốt trước tiên phải kích thích ra chồi tốt, việc làm này bà con nông dân cần thực hiện ngay sau khi thu hoạch. Cần vệ sinh vườn, tỉa bỏ những cành lá bị sâu bệnh, cằn cỗi, những chồi đã ra hoa hoặc cuốn bông vụ trước tạo thông thoáng cho vườn xoài.

So với nhiều loại cây ăn quả khác, việc quản lý ra hoa trái vụ trên cây xoài khá phức tạp do ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả. Vì vậy, để đảm bảo thành công, nông dân cần áp dụng nhiều kỹ thuật canh tác đến  phòng trừ sâu bệnh.

II. Xử lý ra hoa, đậu trái

1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa

  • Yếu tố môi trường

              –  Nhiệt độ: Nhiệt độ thấp có thể làm phá vở giai đoạn ngủ nghỉ của mầm hoa và làm cho cây xoài trổ bông, đặc biệt là nhiệt độ thấp vào ban đêm. Theo kinh nghiệm nhiều năm, nhưng năm nào có gió mùa Đông Bắc về sớm nhiệt độ xuống thấp dưới 20oC xoài ra hoa sớm hơn các năm khác.

              –  Ngập úng: Nhiều nghiên cứu cho thấy xoài sẽ ra hoa sau khi bị ngập khoảng 2 tháng. Ở những vùng bị ảnh hưởng của lũ lụt, cây xoài sẽ ra hoa sớm và dễ kích thích cho xoài ra hoa hơn các vùng khác.

              – Sự khô hạn: Nếu có thời gian khô hạn trước khi ra hoa, xoài sẽ ra hoa đồng đều hơn.

  • Yếu tố nội tại của cây

              –  Giống: Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên sự ra hoa của xoài. Kết quả điều tra được ghi nhận là xoài Cát Hòa Lộc khó kích thích ra hoa, ra hoa không tập trung; trong khi các giống xoài Thanh Ca, xoài Hòn (Battambang), xoài Bưởi, xoài cát Chu là những giống dễ ra hoa. 

              –  Tuổi cây: Cây xoài trưởng thành dễ kích thích ra hoa hơn xoài mới bắt đầu cho trái (có thể vẫn còn bị ảnh hưởng của thời kỳ tơ).

              –  Tuổi cành và lá: Kích thích ra hoa trên cành non thường kém hiệu quả vì sẽ ra đọt, hoặc cành quá già (trên 10 tháng tuổi, hình thành từ năm trước) thì miên trạng rất sâu nên cũng khó kích thích ra hoa. Ở ĐBSCL, xoài Cát Hòa Lộc dễ kích thích ra hoa khi lá chuyển từ màu xanh nhạt sang màu xanh, còn dẽo. Các giống xoài thanh Ca, Thơm, Bưởi có thời điểm kích thích ra hoa thích hợp khi lá đang chuyển sang màu sanh đậm, khoảng 4-5 tháng tuổi, tức là lá già hơn so với lá của xoài Cát Hòa Lộc.

              –  Tình trạng sinh trưởng và năng suất năm trước của cây:  Cây xoài bị kiệt sức do cho năng suất cao trong năm trước có thể bị giảm khả năng đâm chồi và phân hóa mầm hoa ở năm tiếp theo. Do đó, khi cây đậu trái quá nhiều thì cần phải tỉa bớt trái hoặc phải bón phân nhiều hơn để cây xoài không bị suy kiệt ở năm tiếp theo.

  • Yếu tố dinh dưỡng

              –  Chất đạm:  Chất đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy cho sự ra hoa và đậu trái của xoài, quyết định kích thước và phẩm chất trái xoài. Tuy nhiên, không nên bón nhiều đạm trước khi xoài ra hoa vì sẽ kích thích cành non mọc ra.

              –  Chất lân: Hàm lượng chất lân trong chồi cao rất thích hợp cho sự khởi phát hoa ở xoài.

              –  Chất kali: Kali là yếu tố quan trọng thứ hai sau đạm ảnh hưởng lên sự ra hoa của xoài. Bón đạm kết hợp với kali sẽ giúp cải thiện đáng kể sự ra hoa và khả năng đậu trái cho xoài.

2. Xử lý ra hoa đồng loạt

 Khi chồi lá đạt kích thước trưởng thành cũng là giai đoạn xử lý hóa chất để tạo mầm hoa.

Xử lý bằng Paclobutrazol: có thể sử dụng dưới dạng phun qua lá, hoặc tưới cho cây, giúp cây tăng cường khả năng ra hoa và đậu quả.

3 Xử lý ra hoa nghịch mùa (tham khảo cho xoài 10-12 năm tuổi):

Ở ĐBSCL xoài thường cho trái tập trung vào tháng 2-4 DL. Để bán được giá cao, nông dân có thể xử lý ra hoa trái vụ để cho trái vào tháng 10 DL. Cách làm như sau:

– Cắt tỉa cành lần 1: Sau thu hoạch cắt cành, tạo tán.

– Bón phân lần 1: Xới đất chung quanh tán lá. Bón 2-3 kg phân NPK (loại 20:20:15) và 20 kg phân hữu cơ hoai mục/gốc. Tưới giữ ẩm thường xuyên.

– Cắt tỉa cành lần 2: Khoảng tháng 7 DL cắt tỉa cành lần 2 để chuẩn bị xử lý ra hoa.

– Bón phân lần 2: Bón 1-2 kg phân NPK (loại 20:20:15)/gốc. Phun phân bón lá (15:30:15) 3 lần/3 tuần liên tiếp. Đối với xoài tơ, cành cần 2 cơi đọt mới có khả năng ra hoa. Đối với xoài trưởng thành (>10 năm) chỉ cần 1 cơi đọt là có thể xử lý ra hoa.

– Thời điểm xử lý ra hoa: Khi lá trên các cơi đọt xanh đậm, mép lá hơi gợn sóng thì tiến hành xử lý ra hoa.

– Sử dụng hóa chất xử lý ra hoa: (Sản phẩm Bamboo) 10-15 ngày sau khi phun cành non ra hoa (cựa gà).

– Phun dưỡng cây: (Sản phẩm Bamboo) phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày và tưới giữ ẩm.

– Bón phân lần 3: Khi trái khoảng 2 cm: 1-2 kg phân NPK (loại 15:15:15)/gốc để nuôi trái, có thể chia ra bón 2-3 lần theo thời gian phát triển của trái.

Sau khi xử lý hóa chất trên cây xoài bà con nông dân cần phải tăng cường chăm sóc để quá trình tạo mầm hoa của xoài được thuận lợi. Để tăng khả năng thụ phấn cho hoa, tăng cường ra mầm cựa gà, hạn chế mầm lá, khi phát hoa dài 10 15cm thì tiến hành phun (sản phẩm Bamboo) với liều lượng … giúp dưỡng mầm hoa, cuống hoa mập cứng – chống rụng hoa, tăng sức sống hạt phấn, tăng khả năng đậu trái.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *