NHỮNG ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ CANH TÁC CÂY XOÀI

(SẢN PHẨM CẢI TẠO ĐẤT)

1. Đất trồng

– Nếu trồng liếp đơn: Liếp rộng 4 – 5 m.

– Nếu trồng liếp đôi: Liếp rộng 8 – 10 m, có thể kết hợp trồng xen các loại cây khác.

– Chuẩn bị mô trồng rộng 0,6 – 0,8 m, cao 0,3 – 0,6 m. Đất mô được trộn với phân chuồng, tro trấu.

– Cải tạo lại đất trồng, bổ sung lại chất dinh dưỡng cho cây, xử lý nấm bệnh có trong đất trước khi trồng.

– Phần lớn đất canh tác hiện nay có độ phì nhiêu thấp, 1 số ít là trung bình. Nhưng nếu độ phì nhiêu được cải thiện thì hiệu quả sử dụng phân bón sẽ tăng cao. Đất có mức độ phì nhiêu cao chính là nền tảng cho tất cả các biện pháp kỹ thuật khác phát huy tác dụng.

2. Khoảng cách cây

Tùy theo liếp rộng, hẹp, giống trồng, các khoảng cách cây được khuyến cáo như sau:

– Khoảng cách 4 x 6 m (trồng dày trên hàng).

– Khoảng cách 6 x 6 m nếu liếp rộng.

Cần chú ý cắt tỉa để giữ tán cây không che rợp nhau khi trưởng thành.

3. Chuẩn bị giống

              Hiện nay, xoài được nhân giống phổ biến bằng phương pháp tháp mắt hay tháp đọt. Do cây trồng bằng hột lâu cho trái (> 6 năm) và cần chọn cây mọc từ phôi vô tính để bảo đảm đặc tính giống cây mẹ nên phương pháp trồng hột ít được áp dụng.

Mùa  tháp xoài  thích hợp  nhất là  từ tháng 7-11 dương lịch.

Chọn hột no đầy, nặng (không bị lép), tách bỏ lớp vỏ cứng và bao kiếng bên ngoài phôi, đem giâm ngay. Mỗi hột  xoài thường mọc ra nhiều cây con, do đó nên tách các cây con ra khi mỗi cây có 1-2 cặp lá và có ít nhất một rễ chính.  Cây con tách ra được cấy vào bầu hoặc liếp giâm với khoảng cách 20 cm x 20 cm.  Sau khi trồng cây con được 1-2 năm tuổi thì có thể dùng làm gốc tháp, gốc tháp có đường kính thân lớn 1-2 cm.  Giữ đọt lá già khoảng 1 tháng trước khi tháp.

Xoài thường được tháp theo phương pháp tháp mắt (ghép “bo”). Để có mắt tháp tốt, nên chọn cành có mầm lá tốt, cành tròn đều, đường kính cành tương ứng với đường kính gốc tháp (tương đương sức sinh trưởng). Cành lấy mắt tháp có lá lụa vừa chuyển sang màu xanh, khi lột da phải dễ tróc.

Trên gốc tháp, ở vị trí cách  mặt đất 15-20 cm,  dùng dao nhỏ, bén mở miệng gốc tháp rộng khoảng 1-1,5 cm, dài khoảng 2-2,5 cm (hình chữ U xuôi). Cần chọn mắt  tháp tốt (lấy ở khoảng giữa cành), cắt sâu  đến lỏi cành để lột mắt tháp lên. Kích thước mắt tháp cần nhỏ hơn miệng gốc tháp để dễ luồn vào. Mắt tháp phải sạch, không dính bụi, nước.  Luồn mắt tháp ngay vào miệng tháp, lưu ý đặt mắt tháp thuận chiều để tược tháp mọc hướng lên trên. Dùng dây nylon (dài khoảng 50 cm, rộng 1 cm), buộc chung quanh miệng tháp theo kiểu mái ngói để tránh đọng nước trong miệng tháp.

          Sau khi tháp khoảng 20 ngày thì có thể mở dây ra để quan sát, sau đó buộc lại,  đến ngày thứ  25-30, mở dây nếu mắt thấy mắt còn xanh thì cắt ngọn gốc tháp. Dùng nước sơn loãng quét lên chỗ cắt đầu gốc tháp để tránh bệnh xâm nhiễm. Lúc mầm tháp phát triển có khoảng 2 cơi đọt lá già thì có thể bứng đem trồng (khoảng 3-4 tháng sau khi tháp).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *