MỘT SỐ BỆNH HẠI PHỔ BIẾN TRÊN XOÀI

1/ BỆNH THÁN THƯ

Tác nhân:

Do nấm Colletotrichum gloeosporioides

Trong mùa mưa do ẩm độ cao, lượng ánh sáng mặt trời ít tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.

Triệu chứng:

-Trên lá: chủ yếu xuất hiện trên lá non, ban đầu xuất hiện đốm nhỏ như mũi kim có màu nâu sẫm sau đó bị đen, lúc thì hình tròn, bầu dục, hình ngôi sao. Về sau vết bệnh phát triển và liên kết với nhau thành từng mảng và lan rộng ra, ở giữa vết bệnh lớp tế bào bị khô và có những lỗ thủng làm lá non không phát triển đôi khi bị biến dạng. Ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây.

– Trên bông: phát triển trên cả chùm bông làm đen bông và rụng. Bệnh còn phát triển trên các cành non của cây.

– Bệnh nhiễm từ lúc trái còn non đến lúc thu hoạch, lúc đầu trên trái có những đốm nhỏ hình tròn có màu nâu hoặc nâu đen sau lan dần ra, nhiều đốm kết hợp với nhau thành những đốm lớn hơn lõm vào phần thịt trái và có thể lan ra bao quanh trái, làm cho thịt trái bị chai sượng và thối. Sau đó trái sẽ bị rụng. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.

Biện pháp quản lý:

-Thường xuyên thăm kiểm tra vườn để phát hiện sớm sự xuất hiện của bệnh.

– Tạo thông thoáng cho vườn (mật độ cây trồng hợp lý, tỉa cành tạo tán).

– Cắt tỉa và tiêu hủy các lá, cành, trái bị bệnh.

– Không nên tưới lên tán cây khi cây bị bệnh.

– Chủ động phun phòng nấm bệnh định kỳ bằng PICOSUPER 280SC.

-Vào các giai đoạn cây ra lộc non, ra bông, đậu trái và thời điểm mùa mưa nhà vườn cần phun phòng.

  • Lưu ý: Không phun vào thời điểm hoa nở rộ.

2/ BỆNH PHẤN TRẮNG

Tác nhân:

Bệnh phấn trắng trên cây xoài do nấm Oidium mangiferae gây ra.

Bệnh gây thiệt hại nặng nhất trong giai đoạn trổ hoa đến đậu trái, trong điều kiện nóng ẩm và có sương đêm, bệnh sẽ bộc phát và lây lan nhanh.

Triệu chứng:

Xâm nhiễm và gây hại lá, hoa, quả, đặc biệt là hoa và chùm hoa.

Nấm bệnh đóng thành lớp phấn trắng trên lá non, nụ hoa và trái non. Bệnh thường phát triển từ ngọn của phát hoa, lan dần đến cuống hoa, trái non, lá non và cành. Thường hoa bị nhiễm bệnh trước khi thụ phấn và trái trái bị nhiễm bệnh khi còn rất nhỏ. Trái và những bộ phận bị nhiễm bệnh sẽ biến dạng, méo mó, nhạt màu, bị khô và rụng sớm.

Biện pháp quản lý:

– Cắt bỏ những cành lá, chùm hoa, chùm quả đã bị nhiễm bệnh mang ra khỏi vườn tiêu hủy.
– Chủ động phun phòng nấm bệnh định kỳ 15-20 ngày/lần như PICOSUPER 280SC. Phun vào những thời điểm cây ra hoa, ra lộc, đậu trái non.

  • Lưu ý: Không phun vào thời điểm hoa đang nở rộ.

–Tạo thông thoáng cho vườn, để cây có đủ ánh sáng.

-Chăm sóc cây trồng khỏe mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đa trung vi lượng, amino acid.

-Thường xuyên thăm kiểm tra vườn để phát hiện và xử lý bệnh kịp thời.

3/ BỆNH BỒ HÓNG

Tác nhân:

Do nấm Capnodium mangifera gây ra.

Bệnh thường phát triển vào mùa nắng và phát triển mạnh mẽ trên những cây có nhiều rệp muội, rệp sáp,… vì nấm bồ hóng này chỉ phát triển được khi có chất mật ngọt do rệp bài tiết ra.

Triệu chứng:

Bệnh phát triển trên bề mặt và gây thay đổi màu sắc ngay ở chỗ bị nhiễm. Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng sẽ khiến cho bề mặt quả trở nên sần sùi hơn gây mất giá trị thương mại.

Bệnh hình thành theo những đám đen (muội đen hay khói đèn) trên bề mặt lá, cành và một số cuống hoa của cây con làm hỏng hoa, quả non sẽ gây cản trở trong việc quang hợp và hấp thu dinh dưỡng, quả màu xám sẽ không phát triển lâu hoặc chết hoàn toàn. Bệnh hay gặp trên những cây ít chăm bón.

Biện pháp quản lý:

-Bón phân cân bằng, phù hợp. Sau trồng, thực hiện cắt tỉa để môi trường thông thoáng, tránh để rệp rầy phát triển.

-Trong điều kiện mùa nắng, tưới nước đều đặn cho cây để làm giảm sự tiết mật tự nhiên trên nụ và quả non đồng thời có thể phun mạnh lên trụ thanh long để rữa trôi bớt lớp mật này.

-Không trồng nhiều đẫn đến thiếu ánh sáng và không trồng cạnh các cây khác đang có bệnh nấm.

-Bón đủ lượng phân, tưới đủ độ ẩm cho cây.

-Phun thuốc trừ sâu trừ rệp sáp, rệp bông, rầy mềm (nếu có), kết hợp thuốc trừ nấm.

4/ BỆNH ĐỐM DA ẾCH VỎ TRÁI

Tác nhân:

Bệnh do nấm Chaetothyrium sp gây ra.

Bệnh thường gây hại trên xoài Bưởi, xoài cát Hoà lộc, xoài Thơm,…

Triệu chứng:

Bệnh nhiễm khá sớm khi trái còn nhỏ, nhưng thường gây hại nặng ở giai đoạn cuối khi xoài đã cứng bao. Bệnh thường bắt đầu từ cuống trái rồi lan dần về phía dưới. Vết nhiễm bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu đen, tròn, sau đó lớn dần ra rồi tạo thành nhiều chấm màu đen rải rác trên thân quả xoài. Bệnh thường không làm hỏng trái chỉ làm giảm giá trị sản phẩm, bệnh nặng sẽ làm hư vỏ trái.

Biện pháp quản lý:

Tỉa cành, tạo tán cho vườn cây thông thoáng.

Nên sử dụng bao trái.

Để phòng bệnh nên xử lý cho xoài ra hoa tập trung và sớm, sử dụng PICOSUPER 280SC để phun khi xoài đã cứng bao đầu để phòng bệnh.

5/ BỆNH THỐI TRÁI, KHÔ ĐỌT

Tác nhân:

Bệnh khô đọt thối trái trên xoài do nấm Diplodia natalensis gây ra.

 Bệnh gây hại nặng trong điều kiện độ ẩm không khí cao, lây lan nhanh vào mùa mưa.

Triệu chứng:

Bệnh phá hại trên cành, lá và quả. Cành non xuất hiện chấm sậm màu phủ dần lên lá. Lá cũng bị chuyển thành màu nâu, bìa lá cuộn lên trên. Có thể thấy mủ đọng trên những cành bị nhiễm bệnh. Chẻ dọc cành bị nhiễm bệnh sẽ thấy bên trong có các sọc nâu do các mạch dẫn nhựa bị hư. Trên quả, bệnh tấn công ở giai đoạn thu hoạch và bảo quản sẽ làm trái bị chảy nước, bên trong thịt trái ta thấy những sọc đen chạy dọc theo trái. Vùng da xung quanh cuống trái bị úng sẫm màu, sau đó lan rộng thành vùng đen đặc, sau 2-3 ngày có thể gây thối quả.

Biện pháp quản lý:

– Khi thu hoạch nên để cuống trái khoảng 5cm, không làm xay xát trái khi thu hoạch cũng như lúc vận chuyển.

– Không thu hoạch trái lúc sáng sớm hoặc sau mưa.

6/ BỆNH XÌ MỦ TRÁI VI KHUẨN

Tác nhân:

Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Mangiferae gây ra.

Vi khuẩn lây lan qua đường nước nên trong mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Vi khuẩn xâm nhập vào trái qua các vết thương, vết chích của côn trùng.

Triệu chứng:

Gây hại trên cả lá và trái xoài. Trên trái sẽ xuất hiện nhiều vết nứt đen, dòng mủ chạy ra mang theo vi khuẩn. Trên lá sẽ tạo ra những vết đen có hình dạng bất định, tâm hơi xàm, có viền đen và hơi gồ lên.

Biện pháp quản lý:

  • Không phun nước lên các bộ phận bị bệnh để tránh lây lan nguồn vi khuẩn.
  • Bao trái để tránh sự tấn công của côn trùng mở đường cho vi khuẩn tấn công.
  • Quản lý tốt nguồn côn trùng tránh để chúng chích hút.
  • Phun ngừa thuốc thường xuyên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *