KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RIÊNG

Bài 7: Kỹ thuật chăm sóc trái sầu riêng

CÁCH TỈA VÀ THỜI ĐIỂM TỈA QUẢ

Lần 1: Nên cắt tỉa quả khi được 3-4 tuần sau khi hoa nở, tỉa những quả có cuống nhỏ, trái méo, trái bị sâu bệnh, để lại 6-8 quả/chùm.

Lần 2: Quả được 8 tuần sau khi hoa nở tiến hành tỉa quả cong vẹo, dị dạng chỉ để lại 3-4 quả/chùm

Lần 3: Quả được 10 tuần sau khi hoa nở nên tỉa bỏ những quả xấu, chậm lớn, không có hình dạng đặc trưng của giống. Chỉ nên để 2-3 quả/chùm, khoảng 70-120 quả/cây. Tỉa trái ở giai đoạn này để giữ lại những quả tốt nhất, tập trung dinh dưỡng cho sự phát triển kích thước, hình dạnh cũng như cơm sầu riêng.

Trong trường hợp đang nuôi quả mà có hiện tượng rụng quả thì tiến hành tỉa bớt quả. Ưu tiên tập trung dinh dưỡng để nuôi các quả còn lại.

PHUN PHÂN QUA LÁ ĐỂ DƯỠNG QUẢ

Từ giai đoạn nuôi hoa đến khi quả được 60 ngày tuổi. Phun định kỳ 7-15 ngày/lần bằng phân bón lá NPK 20-20-20+TE để cung cấp dinh dưỡng nuôi quả. Trong thời điểm này cây có hiện tượng ra đọt non thì phun MKP (10g/lít nước, 2kg/phuy) hoặc KNO3 (200-300g/bình 16 lít). Định kỳ 3 ngày/lần (có thể phun luân phiên 2 loại phân này). Để hạn chế đọt non, lá non phát triễn để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và quả non gây rụng quả non.

Trong lần phun cuối cần phối hợp với thuốc Nano Cu mát để kháng lại bệnh thối trái. Xì mủ thân (giai đoạn này quả nở gai rất mẫn cảm với bệnh thối quả do nấm phát triển).

BÓN PHÂN NUÔI QUẢ

Giai đoạn 1 (trái 30 ngày): Bà con có thể chọn công thức NPK 3 số bằng nhau để cây hấp thu dinh dưỡng cân bằng cho trái và lá. Có thể bón 2 lần liên tiếp cách nhau 7-10 ngày.

Giai đoạn 2 (trái 50 ngày): chọn công thức NPK tùy theo tình hình thực tế của vườn như sức khỏe cây, số trái/cây, cơi đọt (20-10-10, 20-20-15, 15-15-15, 15-5-20). Nếu khả năng đi đọt cao nên sử dụng phân có hàm lượng kali cao. Riêng giống Ri6, bà con có thể phun Ca(NO3)2 để khắc phục hiện tượng cháy mũi trên giống Ri6. Bổ sung amino acid để giúp trái phát triển đồng đều.

Giai đoạn 3  (trái 70 ngày): Bà con chọn công thức NPK chứa hàm lượng kali cao (15-5-20, 15-5-25, 12-11-18, 16-9-20) kết hợp phun MgSO4 nồng độ 0,2% để hạn chế sượng cơm.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỐNG SƯỢNG QUẢ

Giai đoạn trái chuyển từ non sang già là giai đoạn tích lũy tinh bột nên cây rất cần các vi lượng như Mg2+, Zn2+, Cu2+…Giúp cho cây quang hợp tốt, trái không bị sượng. Khi trái sầu riêng chuyển hóa tinh bột thì việc bổ sung Kali (kali trắng) là rất cần thiết. Không bón kali đỏ làm trái dễ bị sượng.
Khi mưa nhiều bồn sâu chứa nước, làm cho cây thừa nước. Quá trình chín cũng diễn ra kém, dẫn đến tình trạng trái bị sượng nước.

Do đó khi vào mùa mưa cần thiết phải làm cho bồn thoát nước tốt. Sầu riêng trước khi chín rụng 15-20 ngày ta phải cắt nước hoàn toàn, nếu trời mưa thì phải khai thông bồn cho thoát nước tốt thì chất lượng trái sẽ tốt. Sầu riêng trước khi thu hoạch (cắt trái) 10-15 ngày ta phải cắt nước hoàn toàn, nếu trời mưa thì phải khai thông bồn cho thoát nước tốt thì chất lượng trái sẽ tốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one